9 bệnh thường gặp ở Gà & cách Phòng tránh Hiệu quả nhất
Đăng ngày 11/10/2019 bởi admin | Chuyên mục: Kiến thức chăn nuôi
Việc chăn nuôi ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khí hậu nồm, ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây các bệnh thường gặp ở gà như bệnh coryza, bệnh ort, bệnh thương hàn,… sinh sôi. Hầu hết các bệnh này đều có thể phòng tránh hiệu quả. Nông dân cần nắm vững kiến thức y tế và quy chuẩn chăn nuôi để giảm thiểu thiệt hại cả đàn gà. Cùng Chăn nuôi hữu cơ Vietmosfarm tìm hiểu 9 căn bệnh phổ biển ở gà này nhé!
Các bệnh thường gặp ở gà phá hủy nhiều cơ quan nội tạng
1. Bệnh coryza – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Nguyên nhân:
Vi khuẩn Haemophilus paragallinarum (hay Avibacterium paragallinarum)
Biểu hiện:
Bệnh coryza gây ra sự suy hô hấp cho gà. Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, bệnh này còn gây tổn hại lớn đến nền chăn nuôi thế giới. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hiện tượng chảy nước mũi, sưng phù mặt, khó thở.Điều này dẫn đến biểu hiện gà ủ rũ, kém ăn, sản lượng trứng giảm.
Phương pháp phòng tránh:
- Xây dựng chuồng trại kín gió, tránh mưa dột, ẩm thấp
- Phun thuốc sát trùng đều đặn 2-3 lần/tháng
- Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
Cách điều trị bệnh:
Nếu thấy gà có những biểu hiện của bệnh coryza, người chăn nuôi nên lập tức cách ly gà bệnh. Các cán bộ y tế địa phương sẽ có trách nhiệm tiêm kháng sinh và kiểm tra tổng thể sức khỏe đàn gà. Các kháng sinh được sử dụng là Moxcolis, Amoxy, Nexymix.
2. Bệnh ORT – Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Bệnh ORT gây nguy hiểm tới hệ hô hấp của gà – Nguồn: nhathuocthuy.vn
Nguyên nhân:
Vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale
Biểu hiện:
Đây là một trong các bệnh thường gặp ở gà gây tỷ lệ chết cao. Gà bệnh có các triệu chứng như hắt hơi, khó thở, sốt cao, còi cọc, giảm trứng,…
Phương pháp phòng tránh:
- Giữ vệ sinh chuồng trại bằng Nano Bạc trong chăn nuôi.
- Đảm bảo độ thông thoáng và thay lớp trấu lót thường xuyên để tránh ẩm mốc
- Tăng cường dinh dưỡng và các chất trợ sức hữu cơ như Megacid L, Megacid L+
Cách điều trị:
Bệnh ORT xuất hiện rất nhiều vào các mùa mưa. Việc sử dụng kháng sinh gặp nhiều khó khăn. Một phần nguyên nhân là do sự kháng kháng sinh trong chăn nuôi. Vì thế trước khi cho gà uống kháng sinh, nông dân nên hạ sốt cho đàn gà. Kháng sinh được sử dụng đều đặn trong 2 – 3 ngày trị bệnh. Một số loại kháng sinh tham khảo là Kháng sinh thảo dược chăn nuôi, Moxcin Vet 50,…
3. Bệnh Gumboro – Bệnh viêm túi huyệt nguy hiểm
Nguyên nhân:
Virus thuộc họ Birnaviridae (thuộc virus ARN 2 sợi)
Biểu hiện:
Gà có thể chết ngay lập tức sau khi ủ bệnh khoảng 2 ngày. Gà bệnh có triệu chứng ủ rũ, chán ăn, xù lông,… Một số dấu hiệu cấp tính là tiêu chảy phân trắng có bọt, lẫn máu. Nhiều con gà tự cắn vào hậu môn và tử vọng.
Phương pháp phòng tránh:
- Giữ vệ sinh chuồng trại với dung dịch Nano Bạc trong chăn nuôi. Liều lượng: 100ml/ 200 – 400m2 nền chuồng
- Bổ sung dinh dưỡng trong thức ăn
Cách điều trị:
Bệnh Gumboro hoàn toàn có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm. Các phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho gà. Kháng thể KTG có chứa K+ Glucose, Paracetamol vitamin C giúp cơ thể gà sản sinh chất miễn dịch.
4. Bệnh gà ủ rũ – Bệnh dịch gà đông tảo, gà chọi, gà nòi, gà tre
Nguyên nhân:
Virus Newcastle
Biểu hiện:
Bệnh này thường xuất hiện trên đàn gà đông tảo và chưa có cách chữa trị triệt để. Gà bệnh thường có biểu hiện khó thở, hay ho, mắt lờ đờ, phân lỏng lẫn máu, chân run và mất tri giác.
Phương pháp phòng tránh:
- Giữ vệ sinh chuồng trại
- Tiêm kháng thể Gumboro trong ngày thứ 5 để tăng miễn dịch
Cách điều trị:
Bổ sung vitamin B, C và các khoáng chất giúp gà đào thải chất độc nhanh hơn. Người chăn nuôi có thể sử dụng các loại kháng sinh như Genta-costrim, Colidox – plus,.. theo liều lượng và hướng dẫn của cơ sở y tế.
5. Bệnh đầu đen – Bệnh lý trên manh tràng và gan của gia cầm
Bệnh đầu đen gây sưng tím đầu gà
Nguyên nhân:
Ký sinh trùng Histomonas Meleagridis
Biểu hiện:
- Đi lại loạng choạng, chân run
- Xù lông toàn thân
- Tiêu chảy phân màu vàng lẫn máu
- Đầu gà bị tím tái
- Có dấu hiệu chán ăn, còi cọc
Phương pháp phòng tránh:
Để phòng tránh bệnh đầu đen, chuồng trại cần được giữ vệ sinh theo tiêu chuẩn. Dung dịch Nano Bạc trong chăn nuôi giúp tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại. Sân vườn cũng cần được rắc vôi bột giúp ngăn chặn trứng ký sinh trùng.
Cách điều trị:
Các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh đầu đen là metronidazole (50-60mg/kg trọng lượng/ngày) dimetridazole, ronidazole,ipronidazole. Người chăn nuôi duy trì bơm thuốc cho gà liên tục trong 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó, các dinh dưỡng trong Mega Men giúp chữa trị các bệnh gây ra bởi E.coli.
6. Bệnh IB – Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
Nguyên nhân:
Virus Coronavirus
Biểu hiện:
Bệnh gây ra những biểu hiện khác nhau trong giai đoạn phát triển của gà. Đối với gà con khoảng một tháng tuổi, bệnh gây ra tỷ lệ chết lên tới 40%. Đàn gà con mắc bệnh có triệu chứng ho, khò khè, chảy nhiều nước mũi, khó thở.
Bệnh được phát hiện dễ dàng nhất đối với đàn gà đẻ. Lượng trứng giảm đáng kể lên tới 70%. Chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng vì bệnh gây hại tới đường hô hấp của gà. Điều này khiến cơ thể gà mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trứng.
Phương pháp phòng tránh:
- Phun thuốc khử trùng chuồng trại với dung dịch Nano Bạc trong chăn nuôi hoặc Megacid L
- Bổ trợ dinh dưỡng cho đàn gà với Megacid L (Thành phần: Fomic ≥ 30%, Acid lactic 7%, Acid Citric 20% Acid phosphoric 10% và các muối acid khác 5%)
Cách điều trị:
Bệnh IB không có thuốc đặc trị. Khi thấy gà mắc bệnh, người chăn nuôi cần áp dụng các phương pháp giải độc và duy trì môi trường sạch sẽ cho đàn gà. Mega Men là loại men tiêu hóa giúp giảm bệnh gây ra bởi E.coli, Salmonella và Clostridium.
7. Bệnh thương hàn – Bệnh phổ biến của gà công nghiệp, gà đẻ
Nguyên nhân:
Vi khuẩn Salmonella
Biểu hiện:
Triệu chứng của đàn gà bệnh được phân loại theo độ tuổi và loại gia cầm. Đối với gà từ 8 đến 10 ngày tuổi, gà có biểu hiện ủ rũ, khô chân, hậu môn có chất nhầy, đầy hơi, kém ăn. Đối với đàn gà đẻ, trứng không đạt chất lượng. Gà đẻ nhiều trứng non, dễ vỡ.
Phương pháp phòng tránh:
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nguồn nước, nguồn thức ăn
- Phun khử trùng 2 – 3 lần/ tháng với dung dịch Nano Bạc trong chăn nuôi
- Bổ sung Mega Men để phòng chống vi khuẩn Salmonella
Cách điều trị:
Cách điều trị hữu hiệu nhất là sử dụng vitamin, chất điện giải như Amilyte hoặc Unisol 500. Pha loãng 1 – 2 gam/ lít nước để cho gà uống.
8. Bệnh Marek – Bệnh u gan, phổi, nội tạng
Nguyên nhân:
Virus Herpes
Biểu hiện:
Dấu hiệu của bệnh Marek xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể gà. Virus Herpes gây ra những khối u lớn trong nội tạng như gan, phổi, lá lách, ruột. Các khối u này phát triển đè vào dây thần kinh và gây liệt chân, mù mắt. Gà chết khô có tư thế một chân duỗi về trước, một chân duỗi về sau.
Phương pháp phòng tránh:
- Sử dụng vôi và chất khử trùng để diệt vi khuẩn
- Nuôi riêng rẽ các lứa gà để tránh lây lan bệnh
- Cách ly gà bệnh khỏi gà khỏe mạnh
Cách điều trị:
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Marek ở gà. Khối u phát triển trong thời gian đầu không gây biểu hiện gì. Khi u đủ lớn sẽ gây suy yếu các bộ phận nội tạng của gà.
9. Bệnh viêm ruột hoại tử – Bệnh phát sinh trên diện rộng
Nguyên nhân:
Vi khuẩn Clostridium perfringens nhóm A, C
Biểu hiện:
Khi mắc phải vi khuẩn này, gà có triệu chứng đi ngoài ra máu. Phân có chứa chất nhầy và có màu vàng trắng pha lẫn sợi máu. Gà thường bị chán ăn và chết đột ngột. Nguy hiểm hơn, việc điều trị bằng các thuốc tiêu chảy không mang lại hiệu quả.
Phương pháp phòng tránh:
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi tránh bụi bẩn và vi khuẩn từ phân chăn nuôi
- Phun thuốc khử trùng định kỳ với Nano Bạc và Megacid L
- Sử dụng vaccine theo liều lượng. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh gây kháng thuốc
Cách điều trị:
Bệnh viêm ruột hoại tử chưa có loại thuốc đặc trị. Vì thế, người chăn nuôi cần tách riêng gà bệnh để chữa trị. Thăm khám cho cả đàn gà khi phát hiện mầm bệnh cũng vô cùng quan trọng. Một số chất dinh dưỡng có thể giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn là Linco 25%, Chlotetra và Sulfatrimix. Nông dân trộn trực tiếp các chất này vào thức ăn của gà bệnh. Thời gian duy trì trong 3 – 5 ngày liên tục.
Các bệnh thường gặp ở gà thường gây thiệt hại lớn cho đàn gia cầm. Một số bệnh đã có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, một số bệnh do các vi khuẩn nguy hiểm gây ra lại chưa có hướng điều trị. Vì thế việc giữ sạch chuồng trại và đảm bảo dinh dưỡng là cách phòng chống hiệu quả nhất. Người chăn nuôi không nên lạm dụng mà hãy tìm đến những phương pháp hữu cơ để thay thế dần kháng sinh trong chăn nuôi, tránh tình trạng nhờn thuốc và khó khăn trong trị bệnh.
Tóm Tắt Nội Dung [Ẩn]
- 1. Bệnh coryza – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm
- 2. Bệnh ORT – Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
- 3. Bệnh Gumboro – Bệnh viêm túi huyệt nguy hiểm
- 4. Bệnh gà ủ rũ – Bệnh dịch gà đông tảo, gà chọi, gà nòi, gà tre
- 5. Bệnh đầu đen – Bệnh lý trên manh tràng và gan của gia cầm
- 6. Bệnh IB – Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
- 7. Bệnh thương hàn – Bệnh phổ biến của gà công nghiệp, gà đẻ
- 8. Bệnh Marek – Bệnh u gan, phổi, nội tạng
- 9. Bệnh viêm ruột hoại tử – Bệnh phát sinh trên diện rộng