1. Chuẩn bị trước khi nuôi gà nhốt chuồng
1.1 Chọn lựa gà giống
Ngoài yêu tố chuồng trại cần đảm bảo ra thì khâu chọn giống được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công trong chăn nuôi.
Nếu nuôi gà để lấy thịt thì bạn có thể chọn gà Đông Tảo, gà Tam Hoàng, gà Tàu Vàng,…. Tuy nhiên, dù là giống gà nào thì cũng cần đảm bảo được nhấp ở những trang trại uy tín thôi nhé!
Chọn giống gà cần lưu ý:
– Chỉ chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mịn mượt. Chân mập mạp và săn chắc. Gà giống không được hở rốn để đảm bảo lứa gà mới lớn nhanh và có mẫu mã đẹp lại ngon thịt.
– Không chọn những con ốm yếu, dị tật, hở rốn, cạnh xệ hay rốn có vòng thêm đen. Vì chúng có khản năng mắt bệnh cao và lại chậm lớn.
1.2 Làm chuồng nuôi
Trong kỹ thuật này thì việc làm chuồng trại rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của gà và cũng quyết định xem gà nhà bạn có đạt được năng suất cao hay không? Vì thế cần chú ý những điều sau để làm chuồng cho chuẩn.
–Chuồng phải ở nơi cao ráo, thoáng mát. Những khu vực có nguồn nước ô nhiễm thì nên tránh xa.
– Chuồng gà phải thoáng mát. Vì thế các chuyên gia khuyên nên làm chuồng ở hướng Đông Nam hoặc hương Nam là tốt nhất.
– Mái của chuồng ga tốt nhất nên làm bằng tôn lạnh và nền thì bằng xi măng hoặc bê tông. Xung quanh bạn có thể dùng gạch hoặc lưới thép để quây lại để tiện cho việc quản lý gà dễ hơn cũng như tránh gà bay ra ngoài.
1.3 Mật độ nuôi như gà như thế nào là hợp lý?
Muốn gà nhanh lớn thì bạn cần xây dựng chuồng và bố trị mật độ sao cho hợp lý. Nếu mật độ quá dày thì gà không có không gian để phát triển, thậm chí là rất dễ sinh bệnh.
Khi quyết định nuôi gà trong chuồng thì bạn cần tính được diện tích chuồng cũng như số lượng gà để điều chỉnh mật độ gà cho phù hợp. Mỗi 1 mét vuông chỉ nên nuôi từ 6 đến 8 con mà thôi. Như vậy 1000 con cần tới 120 đến 160 mét vuông đất!
Nếu mật độ của gà lên đến 9 – 12 con trên mét vuông thì sẽ khiến không gian chặt chội, hạn chế sự phát triển của đàn gà và ảnh hưởng đến kinh tế của trang trại.
2. Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
2.1 Thức ăn cho gà
Để đảm bảo được thức ăn cho gà thì bạn nên chuẩn bị 2 loại máng ăn. 1 là máng ăn cho gà con (loại dưới 15 ngày tuổi) 1 loại máng treo cho gà trưởng thành. Bạn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp hoặc các phụ chế sản phẩm nông nghiệp như gạo tấm, hay ngô đều được. Chỉ cần thức ăn đảm bảo đủ lượng đạm, khoáng, vitamin cho gà là được.
Thức ăn cho gà cần được vệ sinh sạch sẽ
Với các máng treo hình trụ (tầm 50 con 1 máng) thì chứa đầy đủ thức ăn đủ cho dà dùng trong 1 ngày 1 đem. Sáng hôm sau, kiểm tra thức ăn và đổ thức ăn thừa trong máng cũng như thay thức ăn cho gà.
2.2 Cách chăm sóc gà
Muốn gà phát triển tốt thì bạn cần đảm bảo chế độ chăm sóc sao cho phù hợp. Bạn thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng và điều chỉnh sao cho phù hợp. Bạn chú ý, nếu thấy gà tụ lại quanh đèn thì nghĩa là gà đang bị lạnh. Nếu tách ra xa bóng đèn thì nghĩa là gà đang bị nóng. Chỉ khi nào chúng đi lại tự do thì mới là nhiệt độ trong chuồng thích hợp.
Ánh sáng trong chuồng nuôi phải luôn được đảm bảo. Ban ngày thì bạn để gà dùng ánh sáng tự nhiên. Đến đêm thì thắp sáng đèn để gà ăn tự do.
Không những vậy bạn phải thường xuyên đảm bảo chuồng trại sạch sẽ. Dưới nền nên lót một lớp trấu. Khi gà đi vệ sinh có lẫn với trấu thì sẽ hót đổ đi nơi khác. Hơn nữa, phân gà lẫn trấu này có thể tận dụng làm phân bón cho cây trồng.
Hơn nữa, bà con cần nghiêm túc thực hiện việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gà để tránh những bệnh nguy hiểm do vi trùng gây ra. Bạn không nên nuôi nhiều lứa gà trong cùng một chuồng. Sau mỗi lứa gà cần khử trùng sạch sẽ rồi mới nuôi tiếp.
2.3 Chế độ dinh dưỡng
Cách nuôi gà nhốt chuồng bạn cần thật sự quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho gà. Từ khi gà còn nhỏ đã cần chăm sóc chúng thật kỹ lưỡng, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể gà như protein, photpho và các khoáng chất khác phù hợp với từng giai đoạn của gà.
Chế độ dinh dưỡng cho gà cần được chú trọng
Trên thị trường có nhiều loại thức ăn dành cho gà ở từng lứa tuổi khác nhau. Do đó bạn không cần qua mất công sức tìm kiếm thức ăn phù hợp cho gà nữa. Bạn chỉ càn chú ý theo dõi chế độ ăn và độ tuổi cũng như tốc độ sinh sản của gà rồi tìm phương án chăm sóc hợp lý là được.
Mỗi ngày lượng thức ăn cần thiết cho gà cần tăng thêm. Sau đó từ từ chuyển dần thức ăn riêng cho gà con sang thức ăn có thành phần hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
2.4 Phòng bệnh cho gà
–Chuồng nuôi cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Chuồng phải khô ráo, sạch sẽ. Thức ăn sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Thức ăn không bị ôi thiu, mốc hay hỏng. Nước uống cần sạch và không nhiễm độc. Cần thay nước uống thường xuyên.
– Nghiêm ngặt tuân thủ lịch tiêm vac xin cho gà tại địa phương. Vf dùng kháng sinh để phòng bệnh cho gà.
3. Lợi ích kinh tế của nuôi gà nhốt chuồng
Có rất nhiều lý do để những người dân nông thôn chọn nuôi ngót gà trong chuồng. Những ưu ddierm của nó thì cũng kha khá và đang ngày càng có sức hấp dẫn mạnh mẽ.
– Cách này có thể áp dụng trang trại hay hộ nuôi đều được.
– Nếu áp dụng đúng kỹ thuật thì có thể giúp bà con dễ dàng quản lý đàn gà hơn. Ngoài ra cũng hạn chế được việc gà lây nhiễm dịch bệnh làm tránh được thiệt hại kinh tế.
– Cách này sẽ đảm bảo được môi trường sống của gà được tốt nhất. Chỉ cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên và đảm bảo sự thông thoáng cho chuồng gà là được.
– Hạn chế được việc gà phải cố gắng thích nghi với môi trường bên ngoài. Bởi khi nuôi nhốt thì có thể dùng máy để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp là được.
4. Lời kết
Một vài chia sẻ trên đây hi vọng giúp bà con thực hiện tốt được việc nuôi nhốt gà trong chuồng. Chỉ cần bà con áp dụng đúng kỹ thuật thì sẽ cho hiệu quả cao với mô hình này.
nguồn báo nông nghiệp . com .vn